Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

CÀ GAI LEO VÀ CÁC LOẠI ĐỘC DƯỢC, CÁCH PHÂN BIỆT


Cà Gai Leo dùng điều trị chỉ 1 loại cây duy nhất, trước kia phổ biến ở Miền trung, nhưng nay có có 1 số các doanh nghiệp trồng ở các vùng khác theo các quy trình hữu cơ, đảm bảo về mặt an toàn cho các sản phẩm từ Cà gai leo.
Cây Cà Gai Leo dùng để trị liệu có hình dáng thế nào ?
Theo mô tả ở các tài liệu cổ, Cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m, cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai thường mọc xen vào các cây bụi khác, phiến là dài 3-4cm, rộng 2-3cm, mặt dưới lá có phủ một ít lông trắng nhạt. Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ.
Hình 1: Cà Gai Leo dùng làm thuốc 



Hình 2: Cà gai leo dại 



Hình 3: Cây cà tàu 

Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn Cà gai leo với cây cà dại bởi hình dáng của chúng rất giống nhau, song nếu để ý kỹ ta sẽ biết cách phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại cây này. Một số điểm khác nhau:
1.    Thân cây: Cây cà dại cao hơn cây cà gai leo: Thân cây cà dại mọc đứng, thường cao từ 2-3m (Cà gai leo thân nhỏ, mọc xòa rộng, cà gai lao thường chỉ cao từ 0,6-1m)
2.    Lá cây: Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo: Chiều dài lá từ 5 đến 10cm ( Cà gai leo 3-4cm)
3.    Quả: Cà dại có quả màu vàng, đường kính quả cà dại 10-15mm lớn hơn cà gai leo (5-7mm)

LỰA CHỌN SAO CHO ĐÚNG ?
Như hướng dẫn ở trên, người bệnh có thể tìm đúng cây tươi, phơi khô để uống. Khi cây đã phơi khô thì thật khó nhận biết, đây là cách mà nhiều người bán thiếu lương tâm đã trà trộn để bán cho người bệnh và thu lợi. 

Chúng tôi khuyến cáo rằng, trừ khi tin tưởng còn tuyệt đối không mua cây khô của tư nhân hoặc người bán không kiểm tra uy tín và không có giấy phép của cơ quan y tế - tránh dùng cây Cà gai leo độc.



Cà gai leo Miền trung:  hoa trắng trái đỏ